Tết cổ truyền hay Tết Nguyên Đán thường bắt đầu vào dịp đầu năm mới theo Âm lịch. Đây là dịp lễ quan trọng nhất và lớn nhất trong văn hóa của người Việt Nam.
Nguồn gốc Tết nguyên đán ở Việt Nam

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tết cổ truyền hay Tết Nguyên Đán thường bắt đầu vào dịp đầu năm mới theo Âm lịch. Đây là dịp lễ quan trọng nhất và lớn nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tuy nhiên, không mấy người trong số chúng ta hiểu rõ về ý nghĩa và nguồn gốc của ngày lễ này.
 

Tết Nguyên Đán có gốc chữ Hán: “Tết” chính là “tiết”; “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu, sự bắt đầu; “Đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, như vậy Tết Nguyên Đán là bắt đầu một năm mới.
 
Nguồn gốc ngày Tết ở Trung Quốc

Nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng tết.  

Nguon goc Tet nguyen dan o Viet Nam hinh anh
Ảnh minh họa
Đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.  
 
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy tháng giêng (8 ngày).    

Phong tục thờ cúng trong ngày Tết của người Việt
Thờ cúng tổ tiên đã trở thành nếp sống, phong tục, nét văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên
Còn nguồn gốc ngày Tết ở Việt Nam thì sao?


Theo truyền thuyết và lịch sử có ghi, họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879TCN, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này kết hôn cùng bà Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Con trai thứ 18 của vua Hùng Vương 6 là Lang Liêu, là người đầu tiên dâng lên vua cha bánh chưng, bánh dày – tượng trưng cho Trời và Đất. Từ thời đó, 2 thứ bánh do Tiết Liêu sáng tạo ra đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết của dân tộc Việt
 
Lịch sử Trung Hoa viết, từ thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên và Tích Quang - quan nước Tàu sang nước ta, truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hoá khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng trước khi người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hoá nền nếp và đặc sắc.
 
Có thể lý giải về sự khác biệt của Tết Nguyên đán ở Việt Nam so với các nước khác như sau:
 
Vua Hùng không giống các vị hoàng đế Trung Hoa - nhất nhất theo Khổng giáo. Ông đã có một sự khác biệt lớn đó là truyền ngôi cho con trai thứ 18 thay truyền ngôi cho con cả, ông chọn người kế vị trị vì đất nước thay mình là người hiền đức, bất luận đó là cả hay thứ.
 
Hơn nữa, Lang Liêu là một hoàng tử, đương nhiên phải là người được tiếp thu, thấm nhuần văn hoá dân tộc và tư duy theo cách của đồng bào mình. Theo đó, thấy rằng, dân tộc Việt ta có cách nghĩ thực tế hơn so với người Hoa. Bánh chưng vuông tượng trưng cho đất. Đất ở đây không có nghĩa là trái đất, mà là những mảnh ruộng vuông vắn - nơi người dân trồng cây lúa nước nuôi sống chính mình. Bánh dày tượng trưng cho trời tròn không có nghĩa là bầu trời hình tròn, mà là hệ vòng quay 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông liên tiếp. Người Hoa thường giải thích vạn vật qua những hệ số, bói toán trừu tượng, đôi khi như ma thuật rất xa xôi, khó hình dung.

Nguon goc Tet nguyen dan o Viet Nam hinh anh 2
Ảnh minh họa

 
Như vậy, có thể nói Tết cổ truyền của Việt Nam phải hình thành từ trước thế kỷ thứ nhất, không phải do người Hoa khai hoá hay đồng hoá. Tuy nhiên, do cùng nằm chung vùng lục địa, lại nằm kề nhau nên không thể không mang những ảnh hưởng của nhau. Sau này, khi Trung Hoa đô hộ nước ta nhiều năm liền những ảnh hưởng đó càng lớn hơn. Song về cơ bản bánh chưng, bánh dày là đặc trưng của dân tộc Việt. Trong ngày Tết cổ truyền có thể thiếu câu đối đỏ song không thể không có bánh chưng xanh để cúng lễ tổ tiên.
 
Ngoài ra, người ta thường nói "20 Tết", "15 Tết"... đây chỉ là nói những ngày ảnh hưởng do những công việc để chuẩn bị đón Tết hay dư âm còn lại của những ngày Tết.
 
Nguyên nghĩa của Tết chính là "tiết".Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
► Tra cứu Lịch vạn niên 2017 đã có tại Lichngaytot.com

S.T

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Tết Bính Thân nguồn gốc Tết nguyên đán Tết nguyên đán


thần khí dọn dẹp Tham Lang chàm ma quỷ trong tâm linh sá Ÿ A xuống địa ngục Tình yeu chon hướng nhà đi lễ chùa đầu năm Sao thiên đồng Sao THIÊN CƠ tà khí đường gân máu trong mắt Sự nghiệp cửa nhà vệ sinh theo phong thủy tùng bách mộc mơ thấy đang hát Đặt Tên tướng tay xấu đầu năm hiếu thảo chồng ngoại tình Sao hoá quyền cung kim ngưu nam Truyền thuyết chọn ngày At vận mệnh người tuổi Mậu Tý các sao tốt Sao đồng sơn hạ hỏa Hóa Giải lông bụng tướng số thiên di boi tinh cửa hàng thái thứ lang lÃ Æ Đoàn Kiến Nghiệp mơ thấy chăn giải mã giấc mơ số đề quý nhân phù trợ bình yên VĂN KHẤN NÔM NGÀY TẾT vận đỏ SAO hóa quyền mơ thấy gieo hạt Ý nghĩa sao phá toái trang Kim lâu 12 con giáp Ke tinh cach Tài Thiên đình NhÒ Sao Thai am khi để em rời xa kiêng kị Địa xem tướng cổ cao phong thủy để thăng tiến Bùa ngải theo Phật giáo